Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

THƠ CỔ PHONG





 


     Đầu tiên chúng ta phải phân biệt  các thuật ngữ: Thơ Đường (Đường thi); thơ Đường Luật và cổ phong (cổ thể)


1_ Đường Thi hay thơ đường: Tức là nói về thơ  được các thi sĩ sống dưới thời nhà Đường sáng tác. Trong đó có nhiều  thể loại chứ không chỉ có  thơ Đường Luật, mà trong đó có thể loại cổ phong.


2_thơ Đường Luật: là thơ sáng tác theo Niêm Luật nghiêm khắc mà chúng ta đã học, đã chuộng  và đang viết. Thơ Đường Luật chính thể có 4 loại : Thất ngôn bát cú, Ngũ ngôn bát cú, Thất ngôn tứ tuyệt và Ngũ ngôn tứ tuyệt. Chính thể chỉ có gieo vận toàn thanh bằng hoặc toàn thanh trắc mà thôi .


3_ Thơ Cổ phong hay Cổ thể : là các hình thức thơ ra đời trước thơ Đường Luật, chúng khởi phát từ thời Hán kéo dài sang đến thời nhà Đường. Từ 1 bài gồm nhiều câu, câu nhiều chữ tùy ý, các dạng thơ tiến hóa dần , mỗi ngày càng chặt chẽ hơn, chắt lọc chuẩn mực dần lên. Trong các thể Cổ phong , người ta đã từng gieo đa vận, vận bằng lẫn vận trắc. Rồi sau đó mới hoàn thiện dần thành thơ Đường Luật chuẩn, chỉ có 8 hoặc 4 câu, câu chỉ có 7 hoặc 5 chữ và gieo độc vận mà thôi.


  Đọc mấy bài thơ của cụ Trạng Trình, ta thấy đây là thể Cổ phong đã rất gần với thơ Đường Luật, cũng gieo độc vận, cũng có 8 câu, 7 chữ. Cũng đã có đối, nhưng còn tùy hứng, lúc cặp này, lúc lại cặp kia, mà đối cũng không chuẩn lắm.


     Thí dụ:


_Có 1 cặp đối:


Ngụ hứng 8


 


Bất tài, không giúp được người ngay.


Vườn xưa trót hẹn, lại về đây.


Nói mình trong sạch, e hơi quá.


Muốn trốn cái già nên uống say.


Núi nhuộm sắc thu, xanh lại nhạt.


Sông lồng bóng nguyệt, nước lung lay.


Chẳng vướng cơ mưu, lòng nhẹ nhõm.


Cổng tre Tân Quán mở đêm ngày.


Nguyễn Bỉnh Khiêm


 


_ có 2 cặp đối:


 


Ngụ hứng 4


 


Chọn đất dựng nhà cạnh suối trong.


An nhàn vui thú với non sông.


Sáng dạo vườn rau, sương dính dép.


Đêm chơi xóm lưới ánh trăng lồng.


Lui, tiến, chơi cờ luôn tính trước.


Buông, giật, đi câu cũng bận lòng.


Lầu son xin khách đàn khe khẽ,


Kẻo nhỡ làm ta tỉnh giấc nồng.


Nguyễn Bỉnh Khiêm


 


Còn về phần niêm, thì như ta thấy ở hai bài trên rõ là  chưa có hệ thống. Một số bài thơ thất ngôn bát cú được tác giả gieo một vận trắc lạc vào câu đầu, thì chính xác đó là một bài thơ được xếp  loại vào thể Cổ phong . Nên nhớ người ta vẫn nói thơ Đường thể Cổ phong thì phải hiểu rằng đó là thơ được sáng tác  dưới thời nhà Đường theo thể Cổ phong, chứ chúng không phải là thơ Đường Luật. Vì thơ Đường luật đã có bảng luật bằng trắc nghiêm chỉnh hẳn hoi, nếu một chữ gieo vận trắc, tức là đã thất luật và đương nhiên nó không còn là thơ Đường Luật nữa.


     Thí dụ Bài thơ sau đây đã được xếp vào loại Cổ Phong, chứ không phải Đường luật:


 


VỊNH CÁNH HOA ĐÀO


 


Trời để trời nuông, trời phải dạy


Dẫu rằng bé bỏng khéo kiêng khem


Trải bao mưa nắng cùng mưa móc


Vẫn một màu son với chị em


Cười trận gió đông hăng hái thổi


Thương con bướm trắng phất phơ thèm


Xin ai yêu đến đừng ham nó


Hễ mó tay vào ố nhọ nhem !


Tản Đà


 


Mời xem thêm về Luật thơ Đường Luật:
http://thocaoboigia.blogspot.com/search/label/A-T%C3%8CM%20HI%E1%BB%82U%20TH%C6%A0%20%C4%90%C6%AF%E1%BB%9CNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

quanghuyvu.cbg@gmail.com